Lụa - Linh hồn của thiên nhiên của đất trời và của lòng người
Thời gian trôi qua với bao đổi thay, tại sao
người ta vẫn còn được nhìn thấy những làng nghề, những gia đình, những con người
chân chất vẫn gắn liền với nghề dệt lụa. Có người giàu lên nhờ lụa, có người mãi
nghèo với lụa, có người thậm chí còn gắn bó với nghề hàng vài chục năm, từ lúc
họ mười mấy đôi mươi đến lúc quá nửa đời người, lâu đến nỗi nếu không làm việc
này họ sẽ chẳng biết làm gì khác. Nghề dệt lụa là miếng cơm hàng ngày, là đồng
tiền cho con cái họ ăn học thành người, lụa cũng chính là cuộc sống của họ.
“Một nong tằm bằng năm nong kén
Một nong kén bằng chín nén tơ”
Cái công thức này người làm nghề không ai là không
biết, có được tận mắt chứng kiến công việc của nghệ nhân mới thấy được hết những
gian nan trong nghề. Để tạo ra một mảnh lụa phải trải qua nhiều công đoạn,
từ công đoạn trồng rau nuôi tằm cho đến công đoạn xe tơ. Rồi từ khâu tơ, quay tơ
thành sợi rồi đến công đoạn lựa chọn sợi dọc sợi ngang để dệt nên tác phẩm lụa
mềm mại. Điều quyết định tạo ra sản phẩm lụa khác nhau cũng chính là việc sử dụng
số lượng sợi dọc nhiều hay ít cũng như độ to nhỏ cần thiết của sợi ngang và cách
móc sợi dọc qua go. Với bàn tay tinh tế và sự sáng tạo không ngừng các sản phẩm
dệt ra từ tơ tằm ngày càng đa dạng. Ở một số làng nghề công đoạn nhuộm vẫn được
nhuộm thủ công để giữ được nét tinh tế của tơ lụa, điều làm cho màu sắc sẽ bền đẹp,
lộng lẫy và sang trọng hơn. Mỗi công đoạn đều được chăm chút, tỉ mỉ người làm
nghề đặt cả tâm hồn mình và cả một nét văn hóa mang tính kế thừa vào trong đó.
Có lẽ nhờ thế mà cho đến nay, lụa Việt Nam vẫn
còn giữ được nét đẹp cổ truyền vốn có, đó chính là cái hồn của thiên nhiên của đất
trời và của lòng người. Vẻ đẹp của lụa Việt Nam đã làm siêu lòng bao thực khách
nước ngoài khi ghé thăm nước ta.
Lụa là con tằm, cây dâu, là sự kết hợp giữa
thiên nhiên đất trời và con người. Việt Nam vốn là nơi khí hậu hài hòa để thích
hợp ươm tơ dệt lụa. Lựa giống tốt là một chuyện, người ươm tơ hiểu con tằm và cây
dâu và điều kiện thổ nhưỡng lại là chuyện khác. Vào ngày hè oi ả, lụa cho ta cảm
thoáng mát, ngày mùa đông trở lạnh lụa lại giữ ấm cho cơ thể. Thế mới nói lụa uyển
chuyển hòa quyện với thiên nhiên đất trời.
Người làm lụa chân chất mộc mạc, không cầu kì
phô trương, họ làm nghề với sự đam mê gìn giữ, bằng sự trân trọng những sáng tạo
và khai phá của cha ông. Tuy nhiên đôi khi chính vì sự chân chất như vậy mà mà
họ luôn gặp khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu cho mình. Nhưng họ vẫn chấp
nhận duy trì, miệt mài, giữ lấy cái nghề truyền thống quý báu đó, đơn giản lụa
là niềm tự hòa của họ.
Yêu thiên nhiên, yêu con người Việt Nam chân
chất, cần cù, chịu khó thì hãy yêu luôn từng mãnh lụa và trân trọng chúng bạn
nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét