Cây nhàu còn được gọi là nhầu núi, cây ngao, giầu, noni… thường mọc hoang ở nơi ẩm thấp, dọc bờ sông suối. Đây là một cây thuốc quý, cây cao chừng 6 – 8m, thân nhẵn. Trên cây có nhiều cành to, lá dài 12 – 15 cm, hình bầu dục, nhọn ở đầu, mọc đối. Hoa nhàu nở vào tháng 1 – 2, quả chín vào tháng 7 – 8 hàng năm. Trái nhàu tươi khá đặc biệt với hình trứng, vỏ ngoài xù xì, dài chừng 5 – 6 cm. Loại quả này khi non có màu xanh nhạt đến khi chín thì chuyển sang màu trắng hồng với mùi nồng và cay. Ruột quả chứa thịt mềm, chính giữa có một nhân cứng dài hừng 6 – 7 mm. Bên trong nhân có 2 ngăn chứa 1 hạt nhỏ mềm…
Tất cả bộ phận trên cây nhàu đều mang có công dụng tốt cho sức khỏe. Lá nhàu có tính bổ dưỡng cao nên thường được dùng để nấu canh, om lươn, kho cá, hấp cá, gói thịt… Trái nhàu tươi có thể ăn sống chấm muối, ngâm rượu, ngâm nước cốt…. Ngoài ra, quả và rễ nhàu thường được phơi khô, sắc uống để phòng và hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh.
Theo Y học cổ truyền, trái nhàu tươi tính mát, vị hăng nồng, lấy quả chín phơi khô ngâm rượu hoặc sắc uống giúp hỗ trợ điều trị nhức mỏi xương khớp rất hiệu quả. Rễ nhàu thì có tính ấm, vị hơi đắng với tác dụng hoạt huyết thông kinh, giảm đau, nhuận tràng, trợ tiêu hóa, an thần, trừ phong thấp, đau lưng nhức mỏi chân tay, trị cao huyết áp, mất ngủ, chóng mặt… Người bệnh có thể dùng dưới dạng đào rễ thái lát phơi khô mỗi lần 20g hoặc sắc lấy nước uống, ngâm rượu hoặc phối hợp vị thuốc khác rồi ngâm rượu để nâng cao công dụng.
NGuồn: https://trainhaukho.com/tang-qua-gi-cho-nguoi-han-quoc/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét